Kinh doanh hệ thống là một trong những hình thức nở rộ trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc bạn đã tạo ra lợi nhuận từ việc kinh doanh hệ thống thì để giúp đỡ cho những người khác có thể thực hiện được như bạn thì việc biết quy trình để thực hiện là điều cần thiết.
4 bước quy trình để nhân bản hệ thống kinh doanh mình được học từ một người thầy, đồng thời diễn giả lớn tại Việt Nam, trong bài viết này xin chia sẻ lại dưới góc nhìn của mình.
Bước 1: DẠY
Đây là bước cơ bản, bạn phải dạy cho người ta làm được những việc bạn làm. Có câu, người thầy là nhà lãnh đạo (Teacher is a Leader), câu này có thể hiển ngắn gọn là nếu bạn là một người đứng đầu hệ thống thì bạn phải có khả năng đào tạo lại cho những người bên dưới của chính mình.
Và như một lẽ tự nhiên, để có thể dạy cho người khác thì bạn phải có nguyên liệu để dạy, nguyên liệu ở đây rất đơn giản như: thông tin về sản phẩm, cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng, cách tư vấn khách hàng, cách xử lý sự tự chối, cách nhập hàng, cách quản lý hàng hóa, cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng… rất nhiều thứ bạn đã trải qua trong những năm bạn đi kinh doanh, bán hàng. Bạn mang hết tất cả những trải nghiệm này để hướng dẫn lại họ để cùng tạo lập đội nhóm kinh doanh với họ.
Một điều quan trọng nữa là để quá trình dạy này có hiệu quả, bạn cần trở thành một hình mẫu mà người khác muốn hướng đến.
- Họ nhìn vào bạn để dạy bản thân mình: bạn có khả năng bán hàng, có tính kỷ luật, có tính tự giác, có tính trung thực… bất kỳ đức tính nào anh chị liệt kê mà muốn có trong đội nhóm thì anh chị phải là hình mẫu, phải sở hữu tất cả những đức tính này thì mới truyền đạt được cho người khác.
- Đúc kết thành thông điệp đơn giản: khi bạn đã hình thành những kỹ năng trong quá trình làm việc thì việc tiếp theo cũng cực kỳ quan trọng, đó là cần đúc kết từ những kinh nghiệm trong quá khứ thành các thông điệp ngắn ngọn, dễ hiểu, đễ nhớ, để truyền đạt lại. Từ đó hệ thống của bạn sẽ bước đầu dễ nhân bản.
- Truyền tải thông điệp: thông điệp ngắn ngọn sẽ dễ truyền tải, lan truyền trong hệ thống hơn là những điều phức tạp.
Bước 2: DỖ
Sau khi thực hiện xong việc Dạy, thì những người trong hệ thống đã biết được việc cần làm, từ đây cần chuyển sang bước kế tiếp là Dỗ. Dỗ là bước động lực, tạo động lực, hướng dẫn, thúc đẩy để họ thực hiện các công việc cần thực hiện.
Ở bước này có thể phải áp dụng một số cách để tạo động lực như tạo ra một cuộc thi giữa các thành viên, cuộc thi với chính mình (ví dụ hoàn thành mục tiêu được thưởng thêm 20%), cuộc thi đua tuần, tháng, quý… mục đích để tạo cho mọi người có thói quen với các công việc cần làm và nâng cao hiệu quả làm việc.
Bước dỗ cho họ làm này sẽ khiến họ hiểu được những điều chúng ta vừa hướng dẫn ở trên, cho họ thấy kết quả khi thực hiện theo các việc trong bước dạy. Một điều may mắn là những việc bạn làm ở đây sẽ giúp cho các cộng sự trưởng thành về cả nhân cách và chuyên môn, từ đó họ có thể kiếm tiền một cách có phương pháp hơn là tự phát.
Bước 3: DỌA
Ở bước dọa này chỉ thực hiện với những ai chưa đã trải qua Bước 1 và Bước 2 nhưng không thực hiện một sự thay đổi nào khác cả.
Dọa nghĩa là bạn đưa ra một lời cảnh báo chính thức về việc bạn đã không tuân thủ những luật lệ, quy tắc trong tổ chức. Vì thế nguy cơ bạn sẽ bị đào thải.
Dọa cũng có ý nghĩa ở một khía cạnh khác, một số người đã trải qua Bước 2 nhưng khi bạn chấm dứt các khuyến khích đã nêu ra thì họ trở nên trì trệ, lười biếng thì đây là bước cần thiết để kéo họ về với công việc một cách nhanh chóng.
Bước 4: LOẠI BỎ
Tuyển dụng lâu, loại bỏ nhanh. Loại bỏ nhanh các thành viên không còn phù hợp với tiêu chuẩn đội nhóm.
Trên đây là 4 bước trong quy trình nhân bản hệ thống kinh doanh.
Bạn cần nhớ rằng, quản trị nguồn nhân lực là quá trình phát triển bản thân, vì vậy bản cần làm cho bản thân bạn lớn hơn mỗi ngày. Chúng ta không để dùng con người nhỏ bé của mình để có được nhiều người đi theo.
Nghệ thuật quản trị nhân sự là sự dung hòa giữa quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh, phân tích và thấu hiểu cảm xúc con người.
Bạn muốn dẫn dắt người khác, tầm nhìn của bạn phải lớn hơn tầm nhìn của nhân viên, đội nhóm của bạn.
Vì vậy hãy nhớ câu, Phát triển cá nhân trước Phát triển doanh nghiệp.
Chúc bạn thành công!
2,467 total views, 1 views today